5 điều quan trọng để bắt đầu bán hàng trên shopee

5 điều quan trọng để bắt đầu bán hàng trên shopee

Shopee hoàn xu MGG Tiki MGG Lazada

5 điều quan trọng để bắt đầu bán hàng trên shopee

 

Shopee thu phí từ ngày 1.4: Ai sẽ chịu thiệt đơn, thiệt kép?
5 từ khóa cần ghi nhớ khi kinh doanh trên sàn TMDT
Bộ 68 khung ảnh Shopee bắt mắt, tăng tỉ lệ click và mua hàng

1. Tìm được lý do để bắt đầu bán hàng trên shopee

Trước khi làm một công việc gì đó hoặc bắt đầu kinh doanh bán hàng thì hầu hết chúng ta đang có những trăn trở, nỗi đau hay mong muốn đạt được điều gì đó hoặc muốn vượt qua rào cản về kiến thức, kỹ năng. Những điều đó là lý do để chúng ta bắt tay vào thực hiện.

Bán hàng trên Shopee cũng vậy, bạn cần tìm được lý do để bắt đầu. Có thể bạn muốn kiếm được một số tiền hoặc bạn muốn triển khai bán trên đa kênh để phủ thương hiệu hoặc do Shopee có lượng người dùng truy cập lớn, bạn thấy đây là cơ hội để sản phẩm của mình tiếp cận với nhiều người. Tóm lại bạn cần tìm một lý do đủ lớn để bắt đầu bán hàng trên Shopee, khi đó bạn sẽ biết phải làm gì để đạt được điều đó.

2. Nắm rõ chính sách, quy định, những điều khoản dịch vụ của Shopee

Bất cứ một môi trường kinh doanh nào cũng vậy, việc hiểu và làm đúng theo những chính sách mà nhà cung cấp đưa ra, sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro về tiền bạc và công sức trong quá trình bán hàng.
Nhưng mỗi một nền tảng sẽ có những quy định riêng. Với sàn Shopee cũng vậy, rất nhiều bạn khi đăng sản phẩm lên bị khóa hoặc bị xóa ngay vì vi phạm những chính sách. Lúc đó bạn mới đi hỏi người này người kia thì bạn đã mất thêm thời gian và công sức rồi. Hoặc đơn giản tài khoản của bạn bị khóa hoặc giới hạn mà bạn không biết nguyên nhân tại sao, mà bạn lại nghĩ do sàn Shopee bị lỗi, thì bạn cần đọc ngay chính sách của Shopee. Hãy nhớ, nắm được luật chơi là bạn đã thành công bước đầu rồi nhé.

3. Lựa chọn sản phẩm phù hợp để bán trên sàn Shopee

Bạn cũng biết trên shopee có đa dạng ngành hàng, sản phẩm. Và bạn cho rằng sản phẩm nào cũng bán được trên đó. Nhưng không, bạn đã lầm tưởng rồi đấy. Không phải sản phẩm nào cũng có thể bán trên Shopee. Ví dụ một chiếc tủ quần áo bằng gỗ cao 2 mét, rộng 2 mét, thì bạn không thể đưa nó bán trên Shopee được. Vì đây là hàng cồng kềnh và phí ship rất cao, rủi ro lớn.
Trong chính sách của Shopee có đưa ra những danh mục sản phẩm cấm bán, bạn cần đọc và đối chiếu với sản phẩm của mình có nằm trong danh mục đó hay không. Ví dụ một trong những sản phẩm bị cấm hoặc hạn chế là hàng vi phạm bản quyền như hàng giả, hàng nhái, quyền thương hiệu.
Một điều quan trọng trong việc lựa chọn sản phẩm nữa là bạn cần có kiến thức về sản phẩm bạn đang bán, để tư vấn, giải đáp những thắc mắc. Bạn phải hiểu món hàng đó được làm từ chất liệu gì, có những công dụng gì, phù hợp với đối tượng nào. Cách sử dụng như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất. Chế độ bảo hành và những lỗi có thể gặp phải và cách khắc phục.
Việc lựa chọn đúng sản phẩm để bán hàng trên Shopee giúp bạn tiết kiệm được thời gian và công sức, hạn chế mức thấp nhất rủi ro có thể gặp phải, đặc biệt quan trọng với những bạn có ít vốn mà muốn bắt đầu kinh doanh.

4. Tránh lầm tưởng: Cứ đăng sản phẩm lên Shopee là có đơn hàng

Có thể bạn đã gặp những bài quảng cáo ở đâu đó về việc bán được hàng trăm hàng nghìn đơn hàng trên Shopee. Điều đó có thể xảy ra với những shop đã có kinh nghiệm bán từ 2 - 3 năm và họ có nguồn lực về sản phẩm về nhân sự rất lớn.
Thứ nhất: shop của bạn mới xây chưa có lượt bán, lượt đánh giá, và phải cạnh tranh với những shop lớn, nên tỷ lệ hiển thị chưa cao.
Thứ 2: khi bạn đăng sản phẩm lên bạn cần triển khai những hình thức marketing để tiếp cận với khách hàng như: đẩy sản phẩm, chạy quảng cáo, nhờ bạn bè mua hộ để có lượt bán.
Vậy với những bạn mới bắt đầu bán trên Shopee thì cần làm gì?
Bạn cần nắm được những kiến thức cơ bản về xây dựng shop, về cách đăng sản phẩm làm sao cho đẹp và thu hút, về những cách marketing đơn giản để sản phẩm được hiển thị tốt. Bên cạnh đó luôn luôn trau dồi những kiến thức nâng cao, những chia sẻ từ những anh chị đã có kinh nghiệm. Tham gia những hội nhóm, tích cực đặt câu hỏi để được giải đáp.

5. Làm tốt khâu chăm sóc khách hàng

Kinh tế phát triển, nâng cao dân trí, vì vậy khâu dịch vụ chăm sóc khách hàng cũng vô cùng quan trọng. Rất nhiều nền tảng đã áp dụng phương pháp đánh giá sao cho nhà cung cấp. Ở Shopee cũng vậy, mỗi sản phẩm người mua được quyền đánh giá từ một đến năm sao. Và những đánh giá này ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín sản phẩm bạn đang bán. Nếu một mặt hàng của bạn được nhiều đánh giá tích cực thì chắc chắn những người vào shop xem sản phẩm của bạn, sẽ đọc những đánh giá đó và tỷ lệ họ quyết định mua hàng rất cao.
Vì vậy ngay ở những khâu đầu tiên cần tạo thiện cảm với khách hàng. Cần có thái độ ân cần, niềm nở, có trách nhiệm, sử dụng những từ ngữ nhẹ nhàng, lịch sự.
Luôn kiểm tra hộp thư trong khung chat tránh để khách hàng đợi quá lâu, sẽ tìm những shop khác.
Bạn cũng nên tham gia những chương trình để hỗ trợ phí ship hàng, chương trình mã giảm giá cho sản phẩm. Chăm sóc khách hàng thông qua chat hoặc gọi điện hỏi thăm, xin đánh giá tốt về sản phẩm.
Liên hệ với khách hàng hỗ trợ trong quá trình sử dụng sản phẩm, sẽ tạo cho họ cảm giác hài lòng và nhớ đến bạn khi muốn mua hàng.
 
Nguồn: Phạm Đức Tiệp

Bí kíp bán hàng shopee bằng tool tự động 2019 – 2020

Shopee hoàn xu MGG Tiki MGG Lazada

DMCA.com Protection Status

Bài viết liên quan

Bí Mật Phát Triển Kinh Doanh Theo Cấp Số Nhân
6 lý do khiến khách hàng bỏ đi mãi mãi
Kaizen - Triết lý chữa bệnh lười doanh nghiệp Việt nên học hỏi
6 kỹ năng kiếm tiền ‘GHÊ GỚM’ của người Do Thái
10 quan niệm sai lầm giết chết thương hiệu của bạn
Tất tần tật về thị phần (market share) trong kinh doanh

1
1
1