Cẩm nang khởi nghiệp với Dropshipping mới nhất 2021

Cẩm nang khởi nghiệp với Dropshipping mới nhất 2021

Shopee hoàn xu MGG Tiki MGG Lazada

Không có nhiều vốn mà vẫn muốn kinh doanh kiếm lời? Drop Shipping chính là câu trả lời dành cho bạn.

Xem thêm: Dropshipping là gì? Ưu nhược điểm và những điều bạn cần cân nhắc

5 từ khóa cần ghi nhớ khi kinh doanh trên sàn TMDT
Facebook hạn chế bài đăng bán hàng trên news feed
3 đặc điểm chính của người mua sắm trực tuyến tại Việt Nam

Dropshipping là gì?

Dropshipping được biết tới như là mô hình kinh doanh tốn ít chi phí hàng đầu trong môi trường thương mại điện tử. Khởi nghiệp với Dropshipping, bạn sẽ không phải ứng trước tiền hàng,  cũng không phải sản xuất sản phẩm, không phải lo kho bãi chứa hàng hoá và quản lý hàng tồn, không phải quản lý quá trình vận chuyển hàng hoá. Tất cả những khâu kể trên đều được chính nhà sản xuất thực hiện. Với mô hình kinh doanh này, chi phí duy nhất mà người làm dropship cần phải bỏ ra để đầu tư là chi phí xây dựng gian hàng ảo, quảng cáo và tiếp cận khách hàng.
Để dễ tưởng tượng toàn bộ quy trình Dropshipping, bạn có thể tham khảo ví dụ sau:

  • Bạn liên hệ làm việc được với chủ xưởng sản xuất nhà thông minh cho thú cưng ở Trung Quốc và lấy được hàng với gía 750k/chiếc.
  • Tuy nhiên, thay bằng việc bạn nhập một lô hàng về kho, bạn đăng bán trên website, facebook, và gian hàng shoppe của mình với giá 1,200k
  • Trung bình, để một khách đặt mua hàng, bạn phải bỏ ra 150k chi phí quảng cáo và thuê người chốt đơn
  • Sau khi có đơn hàng, bạn gửi thông tin đặt hàng của khách cho nhà sản xuất để họ thực hiện đóng gói và giao hàng trực tiếp tới khách hàng của bạn.
  • Trừ đi chi phí quảng cáo và quản lý, bạn thu về được 300k cho một sản phẩm mà không phải bỏ ra bất cứ đồng nào để thuê mặt bằng bán hàng, kho,...

Làm thế nào để lựa chọn sản phẩm Dropshipping?

Dưới đây sẽ là số vấn đề cần cân nhắc khi lựa chọn sản phẩm dropshipping:

  • Bán thứ gì đó mà thị trường bạn nhắm tới chưa phổ biến. Người tiêu dùng sẽ không sẵn sàng bỏ tiền ra mua sản phẩm của bạn với giá cao hơn nếu họ có thể dễ dàng tìm thấy sản phẩm ấy ở trên các sàn thương mại điện tử và những cửa hàng vật lý. Hãy tìm cho mình một thứ sản phẩm thật độc đáo, hoặc tấn công vào một thị trường ngách nhỏ, nơi mà nhu cầu đối với sản phẩm của bạn tương đối cao.
  • Nhưng phải đảm bảo tham gia một thị trường có tính cạnh tranh. Nếu bạn tham gia vào một thị trường mà chưa một ai bán sản phẩm đó, thì chỉ có một khả năng: Sản phẩm đó không bán được! Nguyên nhân có thể là do thị trường không có nhu cầu cao, hoặc sản phẩm cho tỷ suất lợi nhuận không như mong muốn. Vì vậy, để tốt nhất, hãy nghiên cứu thị trường, chọn một sản phẩm có khoảng 3-5 người bán đã đang kinh doanh sản phẩm của bạn. Nên nhớ rằng, đối thủ cạnh tranh trực tiếp của bạn không phải là những “người đồng nghiệp" làm Dropship giống như bạn mà là các công ty vận chuyển giá rẻ và các sàn thương mại điện tử liên khu vực như Shoppe hay Amazon.
  • Lựa chọn sản phẩm cho lợi nhuận tốt và khả năng chuyển đổi cao nhất. Với dropshipping, điều bạn cần làm chỉ đơn giản là marketing và thu hút khách hàng. Vì thế, nếu một sản phẩm trị giá 20k và một sản phẩm trị giá 1tr có sức hút thị trường ngang nhau, thì chi phí và công sức bạn bỏ ra để bán một sản phẩm cũng là tương đương. Trong trường hợp này, bạn có thể lựa chọn sản phẩm có giá trị cao hơn, để cho biên lợi nhuận lớn hơn. Mặt khác, sản phẩm mà bạn chọn cũng không nên có giá thành quá cao, bởi giá càng cao, tỉ lệ rút hầu bao của khách hàng càng giảm. Khi chi phí quảng cáo trên mỗi khách hàng tăng lên, biên lợi nhuận sẽ giảm xuống.

Ngoài ra, một yếu tố tưởng không quan trọng nhưng quan trọng không tưởng đó là sự ham thích của bạn đối với sản phẩm. Niềm đam mê ấy sẽ giúp bạn có hứng thú hơn trong việc tìm hiểu tường tận về sản phẩm, hiểu hơn về nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Và trong những tình huống ngặt nghèo, chính sự đam mê ấy sẽ là thứ giúp bạn không bỏ cuộc với hành trình Khởi nghiệp của mình.

Đọc thêm: 99+ ý tưởng kiếm tiền với dropshipping mới nhất 2021

Kiếm nguồn hàng Dropshipping ở đâu?

Nếu lựa chọn Dropshipping tại thị trường Việt Nam, bạn có thể tham khảo nguồn hàng từ Taobao, Tmall để làm dropshipping trên Lazada hoặc Shopee nhưng cần cân nhắc thật kỹ đến vấn đề vận chuyển hàng hoá khó khăn từ Trung Quốc và giá bán sản phẩm tại Việt Nam không cao dẫn đến lợi nhuận thấp. Nếu lựa chọn tấn công thị trường nước ngoài, anh em thường hay lấy sản phẩm trên Aliexpress.
Dù là nhập hàng từ đâu, việc chọn nhà cung cấp cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của bạn. Hãy cân nhắc các yếu tố:

  • Thực sự là một dropshipper: Không phải tất cả các nhà cung cấp sản phẩm đều cung cấp dịch vụ dropshipping. Một số chỉ đơn giản là nhà bán buôn hoặc nhà sản xuất. Trước khi bạn liên hệ, hãy chắc chắn rằng nhà cung cấp là một dropshipper.
  • Có kinh nghiệm (+ nhân viên hỗ trợ): Bạn nên chọn một nhà cung cấp có nhiều năm kinh nghiệm với dropshipping. Các nhà cung cấp chịu rất nhiều trách nhiệm với dropshipping, vì vậy bạn muốn chắc chắn rằng bạn có thể tin tưởng vào họ mọi lúc. Nếu bạn nghi ngờ họ chưa có kinh nghiệm, hãy chuyển sang nơi khác.
  • Không tính phí đơn hàng lớn: Việc các nhà cung cấp dropship tính một khoản phí nhỏ cho dịch vụ của họ là điều khá bình thường. Sau cùng, họ đang giữ hàng và sắp xếp đóng gói và vận chuyển cho bạn. Các khoản phí này chỉ nên vài đô la (thường là 2 đến 5 đô la). Nếu một nhà cung cấp tính phí bạn nhiều hơn mức đó, bạn nên nghĩ đến việc chọn nhà cung cấp khác.
  • Cung cấp dịch vụ vận chuyển nhanh chóng: Bạn nên kiểm tra kỹ thời gian vận chuyển của họ đến thị trường mà bạn hướng tới. Thời gian tối đa cho mỗi lần vận chuyển là từ một-hai tuần. Nếu kéo dài hơn, bạn có nguy cơ đánh mất khách hàng.
  • Có sản phẩm chất lượng (+ ảnh chụp sản phẩm): Bạn nên yêu cầu luôn lấy mẫu sản phẩm để kiểm tra chất lượng trước khi chốt bất kỳ deal nào với nhà cung cấp. Nhà cung cấp chuyên nghiệp thường sẽ có sẵn ý tưởng nhất hình ảnh chất lượng cao của sản phẩm, điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian khi setup gian hàng trực tuyến.
  • Có thể cung cấp thông tin xác minh theo yêu cầu: Một nhà cung cấp tốt nên sẵn lòng kết nối bạn với các doanh nghiệp có thể xác minh dịch vụ của họ.

Khi tìm hiểu, đừng nên lấy thông tin một chiều từ nhà cung cấp, hãy dopple check với cả các khách hàng của họ nữa. Bạn cũng nên tìm kiếm các bài đánh giá trên internet, trong các diễn đàn, trên phương tiện truyền thông xã hội. Tốt nhất thì bạn nên tự mình đặt những đơn hàng thử nghiệm, đóng giả mình là khách hàng. Hãy quan sát xem, Thời gian giao mỗi đơn hàng mất bao lâu? Trải nghiệm mở hộp như thế nào? Chất lượng của chính sản phẩm là gì? Khi đó, bạn sẽ có quyết định chính xác nhất về nhà cung ứng sản phẩm cho mình.

Đọc thêm: 9 sai lầm phổ biến của người mới làm dropship

Xây dựng gian hàng trực tuyến cho Dropshipping

Đối với người làm Dropshipping, việc xây dựng gian hàng trực tuyến là bắt buộc. Bạn có 2 cách để bắt đầu cho gian hàng của mình: Xây dựng trang web riêng và Xây dựng trang bán hàng trên sàn thương mại điện tử ở địa phương mà bạn nhắm đến.

Nếu chọn tự xây dựng website bán hàng cho riêng mình, với không nhiều kinh nghiệm, bạn nên dùng các nền tảng xây dựng website thương mại phổ biến để có được website nhanh chóng và tối ưu ứng dụng cho thương mại điện tử. Trên thị trường nước ngoài, thường sẽ phổ biến với 2 nền tảng: Shopify và WooCommerce. Nếu bạn là người Việt Nam dùng hàng Việt Nam, Haravan và Shopbase cũng là hai cái tên bạn có thể lựa chọn. Mỗi nền tảng đều có ưu, nhược điểm khác nhau, tuy nhiên nhìn chung, chúng đều hỗ trợ tích hợp đủ bộ tính năng đầy đủ hỗ trợ tốt nhất cho dropshipping nói riêng và thương mại điện tử nói chung, như: đăng sản phẩm, giỏ hàng, thanh toán, quản lý hàng hóa hay kết nối mạng xã hội,…

Trong trường hợp bạn muốn xây dựng gian hàng trên các sàn thương mại điện tử, Amazon, eBay và Etsy là những cái tên phổ biến và thường được lựa chọn để bắt đầu. Ưu điểm khi đăng bán trên sàn thương mại điện tử là có thể dễ dàng setup gian hàng, có sẵn nguồn khách hàng dồi dào và tương đối tin tưởng. Nhưng dĩ nhiên, bạn cũng phải charge phí cho sàn đối với mọi đơn hàng bạn kiếm được, các thông tin giới thiệu sản phẩm phải phụ thuộc vào nền tảng, khó tùy biến riêng được. Ngoài ra thì, trên nền tảng, bạn sẽ gặp cạnh tranh lớn với nhiều người bán và sản phẩm cùng loại.
 

Chiến lược chinh phục khách hàng với Dropshipping

Chọn xong sản phẩm, xây xong website, bạn mới chỉ đi được một nửa đường. Nửa đường còn lại liên quan đến cách mà bạn tìm kiếm và chinh phục khách hàng. Cách tiếp cận bạn đầu thì muôn hình muôn vẻ phụ thuộc vào mặt hàng và đối tượng khách hàng mà bạn hướng tới, nhưng chủ yếu vẫn là thông qua các kênh quảng cáo quen thuộc. Những kênh quảng cáo phổ biến và hiệu quả mà bạn có thể sử dụng:

  • Hệ thống quảng cáo của facebook
  • Hệ thống quảng cáo google
  • Các sàn thương mại điện tử
  • Nền tảng mạng xã hội khác: Tiktok, Instagram, Twitter, Whatsapp, Snapchat, Pinterest,...

Lợi thế của bạn trên các kênh này là cơ hội dành cho mọi người là như nhau, bạn không phải lo cạnh tranh với các thương hiệu và nhà bán lẻ lớn ngay lập tức. Câu chuyện chỉ là ai nhanh chân, người ấy thắng.
Tuy nhiên, bạn cũng cần phải tính đến câu chuyện đường dài, quảng cáo không thể đem lại nguồn thu dồi dào và ổn định mãi, miếng bánh sẽ ngày một bé lại một khi bạn không thể làm khách hàng trung thành với mình. Vì vậy, điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây là tính bài bản. Có ba điều cần lưu tâm ở đây:

  • Đừng bỏ qua việc đầu tư vào SEO và email marketing, nhất là khi bạn định tấn công thị trường nước ngoài. Có thể, ở Việt Nam, bạn sẽ thấy việc bán hàng qua Email là không hiệu quả, nhưng bạn sẽ bất ngờ nếu biết thói quen đọc và mua hàng qua mail của khách nước ngoài đó.
  • Liên tục phân tích số liệu và tối ưu hoá quy trình Marketing của mình. Những dữ liệu quý giá và miễn phí mà bạn thu được thông qua Google Analytics, và Facebook Pixel sẽ giúp bạn đo lường được chất lượng và hiệu quả kinh doanh, từ đó, bạn có thể tự xây dựng cho mình một bản đồ hành trình khách hàng: Khách hàng bắt nguồn từ đâu và đã làm những gì trước khi dẫn đến hành vi cuối cùng là mua hàng. Hãy tối ưu tất cả các điểm chạm của bạn trên quá trình ấy để khách hàng có trải nghiệm tốt nhất trong quá trình mua hàng của mình.
  • Duy trì dịch vụ chăm sóc khách hàng đỉnh cao. Nên nhớ rằng khách hàng tiếp xúc với BẠN chứ không phải là nhà cung cấp của bạn. Vì vậy, bất luận lỗi từ đơn vị vận chuyển, đơn vị sản xuất hay bất cứ khâu nào đi chăng nữa, bạn cũng sẽ là người chịu ảnh hưởng lớn nhất khi sự cố xảy ra. Vì vậy, bên cạnh việc kiểm soát tốt nhà cung cấp của mình ngay từ ban đầu, hãy cố gắng đưa ra những dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất có thể.

Vậy là chúng ta đã cùng nhau điểm hết những yếu tố quan trọng nhất nếu muốn bắt đầu Khởi nghiệp với Dropshipping. Ecomme hy vọng những lời khuyên trong bài viết này sẽ tạo một tiền đề tốt để bạn bắt đầu hành trình của riêng mình. Đừng quên chia sẻ bài viết này với những người bạn của bạn để cùng thành công nhé.

Biên tập: Antalia

Nguồn ECOMME

5 yếu tố quan trọng để lựa chọn bất kì một dự án kinh doanh nào

Shopee hoàn xu MGG Tiki MGG Lazada

DMCA.com Protection Status

Bài viết liên quan

Lộ trình tự học và nghiên cứu Tiktok Shop
Chia sẻ kinh nghiệm mở shop bán hàng trên Lazada
5 tư duy “thời thượng” để kinh doanh hiệu quả trên internet
10 quan niệm sai lầm giết chết thương hiệu của bạn
7 Bước Trang Trí Shopee Hiện Đại Cho Năm 2021
10 quy luật kiếm tiền ngàn năm vẫn đúng của người do thái

1
1
1