Kakeibo: Cách tiết kiệm tiền hiệu quả của người Nhật

Kakeibo: Cách tiết kiệm tiền hiệu quả của người Nhật

Shopee hoàn xu MGG Tiki MGG Lazada

Trong cuộc sống bộn bề nhiều mối lo toan, việc làm sao để chi tiêu hợp lí, không lãng phí luôn là một vấn đề đau đầu của bất kì ai. Bạn có tin, áp dụng phương pháp quản lý tài chính gia đình, tài chính cá nhân đơn giản của người Nhật này sẽ giúp cho bạn tiết kiệm được 35 % chi tiêu của mình trong tháng tới, năm tới?

Bài học tiền bạc quan trọng mà không trường lớp nào dạy bạn: 1 xu tiết kiệm là 1 xu kiếm được
5 bài học về tiền và đầu tư bạn nên biết

Người Nhật nổi tiếng khắp thế giới với tính kỷ luật cao, làm việc khoa học có kế hoạch và luôn tuân thủ các nguyên tắc trong cuộc sống. Điều này đã giúp đất nước và con người Nhật Bản đạt được rất nhiều thành công và là tấm gương để hàng triệu người trên thế giới học tập theo.

Bình thường, phần lớn số tiền trong thu nhập của bạn dùng cho những nhu cầu sinh hoạt hàng ngày như thuê nhà, hóa đơn tiền điện tiền nước, chi phí đi lại, ăn uống... Số tiền còn lại, bạn đem đi chi tiêu cho những nhu cầu phát sinh hoặc giải trí nhưng không hề có kế hoạch cụ thể. Để đến lúc nhìn lại, bạn chẳng còn được bao nhiêu tiền để chuẩn bị cho tương lai.

Hãy sử dụng “Kakeibo”, cách tiết kiệm tiền, siêu đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả của người Nhật.

Kakeibo là gì?

Kakeibo là một trong những cách cực kỳ hiệu quả để người Nhật quản lý chi tiêu. Nghệ thuật Kakeibo (đọc là kah-keh-boh) ra đời lần đầu từ năm 1904 bởi nữ nhà báo đầu tiên của Nhật Bản, Motoko Hani.

Giờ đây, cuốn nhật ký Kakeibo viết bằng tiếng Anh đầu tiên được chắp bút bởi nhà văn Fumiko Chiba vừa mới được cho ra mắt. Kakeibo đã và đang là công cụ cực kỳ hữu ích cho người muốn tiết kiệm và kiểm soát tài chính cá nhân một cách đơn giản mà thông minh.

Kakeibo giúp bạn theo dõi tập trung vào số thu và số chi, với mục tiêu cuối cùng là tiết kiệm được càng nhiều càng tốt. Nó hiện đang là phương pháp giúp hàng triệu người Nhật Bản giải quyết bài toán chi tiêu phức tạp.

Với Kakeibo, bạn chỉ cần ghi chép đơn giản. Không có ứng dụng, không có công nghệ kỹ thuật số, không có các phép tính toán học phức tạp, bạn sẽ phải cân nhắc thật kỹ càng trước khi chi tiêu cho một vấn đề nào đó.

Và bạn sẽ thấm thía nguyên lý “tiết kiệm nghĩa là phải tiêu tiền thông minh”. Thay vì những thứ bạn không được mua (quan điểm tiết kiệm phổ biến là thắt chặt chi tiêu, ngăn cản chi tiêu) thì nó chuyển sang là chi tiêu cho những thức thực sự quan trọng – dù có thể đắt đỏ.

Vậy thực hành Kakeibo như thế nào?

Ý tưởng là thế này: Cứ đầu mỗi tháng, bạn dành vài phút ngồi xuống với cuốn kakeibo của mình và lên kế hoạch xem mình sẽ mua gì, tiết kiệm cái gì và phải làm gì để đạt được mục tiêu đó. Rồi đến đến tháng sau, bạn kiểm kê lại xem mình đã đạt được những gì. Đơn giản không?

Dưới đây là những điều bạn cần thực hiện;

1. Bạn cần dời sự chú ý từ việc tiết kiệm sang chi tiêu.

Mọi người đều đang cố gắng làm việc thật chăm chỉ để kiếm tiền sinh sống và cũng để dùng tiền tận hưởng những tiện ích, dịch vụ tốt nhất.

Vì vậy, chúng ta cần phải định hình lại thái độ của mình đối với việc lập ngân sách: phải chi tiêu tối ưu nhất để tiết kiệm được tối ưu nhất và ngược lại. Đây là điều quan trọng cần nhớ khi thực hành tiết kiệm.

2. Viết các khoản chi tiêu trong tháng ra giấy.

Theo bà Chiba “phần lớn cuộc sống của chúng ta được dành cho việc tiếp xúc với màn hình điện thoại hay máy tính,”. Nhưng làm việc với những con số được ghi trên giấy tờ sẽ giúp bạn kiểm soát được việc chi tiêu một cách chi tiết và hiệu quả hơn là trên máy móc.

Thế giới mà chúng ta sống đang trôi nhanh đến mức mọi thứ đều có thể được mua và bán rất nhanh. Chỉ cần một cú click chuột, bạn đã có ngay một món đồ, đồng thời một khoản tiền trong tài khoản của bạn cũng được trừ đi ngay lập tức.

Phương pháp Kakeibo này giúp bạn hành động chậm lại và suy nghĩ bình tĩnh về những gì bạn định mua. Một kakeibo giúp chúng ta sống chậm lại và thực sự cân nhắc nên mua cái gì một cách bình tĩnh, có tính toán.

Do vậy cứ đầu mỗi tháng, bạn phải hoạch định và viết ra xem hiện giờ mình đang có bao nhiêu tiền. Nhìn vào số tiền mà đã có, từ lương lậu đến tiền làm thêm, cộng tổng lại. Sau đấy, dự tính “những khoản bắt buộc”: những thứ mà bạn bắt buộc phải trả như tiền thuê nhà, hóa đơn điện nước rồi riêng ra. Số còn lại là khoản bạn có thể lựa chọn hoặc “tiết kiệm” hoặc “tiêu một cách có ích”.

Đừng lo nếu con số còn quá khiêm tốn - chúng ta mới chỉ bắt đầu thôi mà.

3. Bạn cần phải trung thực với bản thân khi quyết định đâu là cái cần và cái muốn.

Kakeibo là phương pháp cân đối tài chính của bạn. Bạn sẽ biết mình kiếm được bao nhiêu tiền và những khoản bạn phải chi tiêu là bao nhiêu, đồng thời, bạn sẽ biết được phần còn lại sau khi trừ đi những khoản chi cố định là bao nhiêu và tìm hiểu xem bạn sẽ sử dụng chúng như thế nào cho hợp lý.

Một khi bạn biết được tiền của mình sẽ đi đâu, bạn cũng biết được luôn những gì mình cần và những gì không cần.

Chắc chắn rằng tất cả chúng ta đều cần ăn uống, vì vậy đó là một khoản cần phải có. Và chắc chắn, quần áo cũng là một điều cần thiết, nhưng liệu nó có thực sự cần đến mức bạn phải chi tiêu toàn bộ số tiền dự phòng của mình cho những shop thời trang?

Bà Chiba khuyên rằng: “ Để nhận biết những thứ “cần”, hãy viết ra những cái mà sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn nếu bạn không chi tiền cho nó – Những thứ này thường là những khoản không thay đổi từ tháng này sang tháng khác.

Bằng cách sắp xếp những khoản chi tiêu của mình theo những gạch đầu dòng, nhìn vào các khoản chi tiêu cần thiết và mong muốn của mình bạn có thể nhận diện ra khoản nào mình có thể cắt giảm.

4. Sử dụng tiền mặt tốt hơn thẻ.

Ngày nay, chúng ta có thói quen sử dụng thẻ nhiều hơn là tiền mặt. Nhưng phương pháp Kakeibo chỉ ra rằng hành động này đang phá hủy chính chúng ta. Quẹt thẻ khiến ta ít phải chịu trách nhiệm cho những khoản chi tiêu của mình, trong khi hành động thực tế là sử dụng tiền mặt sẽ khiến ta phải suy nghĩ nhiều hơn.

Chiba thậm chí còn khuyến khích rút hết tiền ra khỏi ngân hàng và chia chúng thành từng phong bì nhỏ có dán nhãn để giúp bạn tiêu xài có chừng mực. Bà giải thích rằng “đối với cá nhân tôi, việc giữ tiền mặt trong những phong bì khiến bạn ít có thể tiêu nó vào những mục đích khác, như đi nhậu với bạn bè, mua sắm không cần thiết chẳng hạn”.

“Tích tiểu thành đại. Hành động với lòng kiên nhẫn và quyết tâm chính là những gì Kakeibo muốn hướng tới”.

5. Tổng kết sự tiến triển vào cuối mỗi tháng.

Cuối tháng, bạn hãy xem xét kĩ lưỡng về những khoản chi tiêu trong hơn 4 tuần liền của mình và ghi nhận những thành công cũng như điểm yếu của bản thân và đặt ra mục tiêu mới cho tháng tiếp theo.

Hiện nay, có một số ứng dụng trên điện thoại cho phép chúng ta kiểm soát được những khoản chi tiêu của mình. Tuy nhiên, những ứng dụng đó chỉ cho thấy chúng ta đang mắc sai lầm ở đâu. Còn khi viết ra giấy, bạn sẽ có được một góc nhìn rõ ràng hơn.

Việc ghi lại những gì đã chi tiêu, nó giúp bạn có một cái nhìn chi tiết, cụ thể. Khi duy trì nó thường xuyên, bạn sẽ ý thức được rõ ràng những thói quen chi tiêu của bản thân. Và trong quá trình ghi chép đó, bạn sẽ dần hiểu được xu hướng chi tiêu của mình. Bạn sẽ nhận ra có những khoản thực sự không cần thiết, hay có những khoản mà bạn tiêu quá nhiều, hay những khoản bạn đầu tư chưa hợp lý.

Khi đã nhận biết được những khoản chi tiêu lãng phí, không hợp lý, bạn sẽ điều chỉnh được việc tiêu tiền của mình sau này.

“Tôi thấy thích thú khi tiết kiệm những khoản nhỏ hàng tháng. Chúng có vẻ không đáng mấy đồng vào thời điểm đó, nhưng thế mà cuối cùng nó tích lại được một khoản kha khá,” bà Chiba chia sẻ.

Hiện nay, phương pháp này đang được đại đa số người dân Nhật Bản sử dụng, bởi họ tin rằng việc nhìn thực tế vào những con số ghi trên giấy sẽ hiệu quả hơn so với việc nhìn vào màn hình. Bên cạnh đó, đây cũng là phương pháp khiến nhiều người trên thế giới cảm thấy thực sự có hiệu quả và đã thực hành theo.

Người ta tin rằng, phương pháp này có thể giúp bạn cắt giảm được các khoản chi tiêu tới 35%.

Translator: Diệu Xuân

Editor: Đặng Chung

Nguồn: Refinery29

 


Shopee hoàn xu MGG Tiki MGG Lazada

DMCA.com Protection Status

Bài viết liên quan

Thông minh cực rẻ tiền - kỷ luật mới đắt giá
Quy tắc 80/20 là gì? Làm thế nào để áp dụng hiệu quả quy tắc 80/20?
Thời gian, tiền bạc, sức khỏe: Điều gì mới là quan trọng nhất trong một đời người?
Giàu sang hơn nhau ở tầm nhìn
10 dấu hiệu giúp bạn nhanh chóng nhận ra người thực sự chân thành
BÌNH ĐẲNG không có nghĩa là CÔNG BẰNG

1
1
1