Kinh doanh online toàn tập - Chap 10: Hướng dẫn chọn kênh bán cho kinh doanh online

Kinh doanh online toàn tập - Chap 10: Hướng dẫn chọn kênh bán cho kinh doanh online

Shopee hoàn xu MGG Tiki MGG Lazada

Có 4 loại kênh bán hàng chính cho kinh doanh online gồm:

Nên chọn lựa kênh nào để bán hàng thời điểm đầu tiên, tiết kiệm và hiệu quả cao. Hãy xem bản phân tích ngắn về ưu nhược điểm của mỗi kênh để tự chọn được kênh bán hàng - kinh doanh online.

Kinh doanh Online toàn tập - Chap 1: Tổng quan sơ đồ Kinh doanh Online 3 bước
Kinh doanh online toàn tập - Chap 3: Hướng dẫn tìm ý tưởng kinh doanh
Kinh doanh Online toàn tập - Chap 2: Kinh doanh Online là gì? Thương mại điện tử là gì?

Đánh giá mạng xã hội trong kinh doanh online

Đại diện: Facebook, Zalo, Instagram, Tiktok, Youtube.

Ưu điểm

Miễn phí (nếu không sử dụng quảng cáo). Tiếp cận nhiều khách hàng, tăng nhận diện thương hiệu, kết nối tốt với khách hàng đơn giản, miễn phí, tốt cho xây dựng thương hiệu.

Mạng xã hội mạnh nhất về chăm sóc khách hàng và tăng nhận diện thương hiệu.

Nhược điểm

Khó tối ưu chuyển đổi (doanh số) và khó quản lý chỉ số bán hàng. Không tích hợp thanh toán thương mại điện tử, phải chốt đơn bằng tay qua messenger dẫn đến khó tăng trưởng mạnh, phải tự lo vấn đề giao vận.


Đánh giá sàn thương mại điện tử (chợ trực tuyến) trong kinh doanh online

Đại diện: Shopee, Sendo, Lazada, Tiki, Adayroi, Amazon

Là các chợ trực tuyến cho phép bạn bán cho người dùng của sàn, giống hệt như việc mua bán trong chợ truyền thống, có điều mọi thứ diễn ra trực tuyến.

Sàn thương mại điện tử mạnh nhất về quản lý quy trình bán hàng tự động.

Ưu điểm

Chi phí thấp, có thể thực hiện giao dịch liên tục 24/7, thích hợp nhất cho bán lẻ đa sản phẩm. Dễ hiển thị các sản phẩm bán chạy nhất để kích cầu, cho phép khách hàng tự chủ, mua nhanh, tiện, quản lý vận đơn dễ dàng, dễ so sánh giá, dễ nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, cá nhân hoá được trải nghiệm mua hàng nhờ hệ thống dữ liệu của sàn, cung cấp khá đầy đủ thông tin cơ bản về sản phẩm. Sàn có nguồn traffic sẵn, hỗ trợ tốt cho quảng cáo sản phẩm và không phải lo vấn đề giao vận. Bảo mật thanh toán tốt.

Nhược điểm

Cạnh tranh cao vì so sánh được giá và bất cứ ai cũng có thể mở được cửa hàng trên sàn, hàng giả, hàng nhái nhiều, hạn chế giao tiếp và kết nối với khách hàng.


Đánh giá nền tảng thương mại điện tử tích hợp và website trong kinh doanh online

Đại diện về nền tảng: Shopify, WooCommerce, BigCommerce, Magento, Haravan, Bizweb-Sapo.

Đại diện thiết kế web: Wix, Weebly

Khác với sàn thương mại điện tử, các nền tảng cung cấp công cụ để các bạn tự xây dựng cửa hàng online qua các dịch vụ như: thiết kế website, theo dõi chuyển đổi, quản lý khách hàng v.v.

Hầu như tất cả các nền tảng thương mại điện tử đều coi website bán hàng làm trọng tâm nên chúng ta sẽ gộp luôn kênh bán hàng website vào mảng này.

Khi không dùng nền tảng tích hợp, bạn có thể dùng những nền tảng chỉ mạnh nguyên về thiết kế web (không hỗ trợ các chức năng khác như giao vận hay phân tích khách hàng) để thiết kế website rồi tự bán như Wix, Weebly. Nếu ở Việt Nam có thể dùng Haravan hay Bizweb-Sapo.

Ưu điểm

Hệ thống công cụ tích hợp mạnh mẽ cho phép thiết kế website bán hàng, quản lý bán hàng, phân tích dữ liệu. Tốt cho xây dựng thương hiệu tổng thể, chuyên nghiệp, tỷ lệ giữ khách trên trang cao, không phải lo vấn đề giao vận.

Nền tảng thương mại điện tử tích hợp và website mạnh nhất về xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp và tối ưu hình ảnh thương hiệu.

Nhược điểm

Tốn chi phí sử dụng nền tảng hàng tháng và vẫn bị thu phí trên mỗi giao dịch thành công. Tự lo vấn đề hút traffic thời gian đầu vì chưa có nguồn traffic sẵn như bên sàn thương mại điện tử. Phân tán thông tin vì có quá nhiều sản phẩm. Thiết kế website bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thiết kế như UX, UI, trải nghiệm người dùng khá phức tạp.


Đánh giá Landing Page trong kinh doanh online

Đại diện nền tảng: LadiPage, Instapage, Leadpages, GetResponse

"Trong các chiến dịch quảng cáo trực tuyến, Landing Page là một trang web đơn có nội dung tập trung nhằm dẫn dắt và thuyết phục người đọc thực hiện một mục tiêu chuyển đổi cụ thể."

Nếu website thể hiện rất nhiều sản phẩm để thu hút khách hàng có thêm lựa chọn thì Landing Page chỉ tập trung vào một sản phẩm duy nhất. Những người hay bán khóa học, ebook, làm thương hiệu cá nhân, chạy chiến dịch Marketing cũng hay phải sử dụng Landing Page.

Tại Việt Nam, bạn có thể dùng LadiPage để thiết kế Landing Page và chạy thử miễn phí, đánh giá chung thì nền tảng này đang được dùng rộng rãi nhất, miễn phí host và sever chạy ổn định, tốc đô tải trang nhanh. Nếu muốn sử dụng các nền tảng nước ngoài, có thể tham khảo Instapage, Leadpages, GetResponse. Giá nền tảng quốc tế hơi chát và yêu cầu biết tí tiếng Anh để đọc báo cáo phân tích số liệu và cài đặt. Tuỳ vào độ ăn chơi mà bạn tự chọn đi.

Ưu điểm

Dễ thay đổi bố cục trang và thực hiện thử nghiệm (a/b testing). Dễ tối ưu nội dung trên trang hơn Website vì chỉ xoay quanh 1 sản phẩm duy nhất. Landing Page cho phép kể một câu chuyện để thuyết phục khách hàng trong khi website thì không. Tối ưu tỷ lệ chuyển đổi, tăng doanh số tự nhiên. Đặc thù trang hỗ trợ tốt cho xây dựng phễu Marketing và lấy danh sách khách hàng tiềm năng (điều mà website bị yếu thế hơn). Tránh việc rối loạn nội dung, phân tán khách hàng, chốt sale tự động nhanh chóng. Landing Page có khả năng tăng tỷ lệ chuyển đổi người xem trang thành khách hàng sinh lợi cao hơn 6 lần so với các kênh khác.

Landing Page mạnh nhất về thuyết phục khách hàng tự nhiên, đo lường, A/B test, tối ưu chuyển đổi và tăng trưởng.

Nhược điểm

Chưa tích hợp thanh toán trực tuyến mà khách hàng phải điền form mua hàng và bạn phải chốt sales qua điện thoại sau, khó bán được nhiều sản phẩm cùng lúc trên trang, phải chú trọng nhiều, rất nhiều đến nội dung hơn bất cứ kênh nào khác thì mới bán được hàng.


Sử dụng tích hợp các kênh kinh doanh online như thế nào?

Số người làm kinh doanh chỉ 1 kênh duy nhất, ví dụ như chỉ lam trên Facebook không nhiều như đa kênh vì về sau kiểu gì mở rộng ra cũng phải làm các kênh khác. Tuy thế nếu có thể mạnh hẳn về một kênh thì cũng rất tốt. Ví dụ như nhiều người chỉ sử dụng nguyên mạng xã hội làm kênh bán hàng. Những người này chạy quảng cáo rất tốt, họ thường tập trung làm nội dung và hình ảnh cho một bài rất tốt sau đó chỉ sử dụng bài đó để chạy quảng cáo, có thể là video nữa. Nếu kết quả tốt, bài quảng cáo này sẽ được sử dụng để chạy quảng cáo xuyên suốt trong nhiều tháng, thậm chí cả năm.

Những người kinh doanh chuyên nghiệp hẳn muốn tăng trưởng mạnh thì thường làm đa kênh. Dưới đây là hai ví dụ về hướng tiếp cận đa kênh trong kinh doanh online.

  1. Chạy quảng cáo trên mạng xã hội, Google bằng link Landing Page -> Gắn link sàn thương mại điện tử vào nội dung trên Landing Page.
  2. Dùng Landing Page để tặng quà hoặc mã giảm giá cho khách hàng. Hiển thị trang Landing Page tặng quà trên Website.

Nếu chuyên nghiệp hơn, bạn có thể thiết kế phễu Marketing đặc thù để phối hợp các kênh hiệu quả với kế hoạch Marketing. Chúng ta sẽ điểm qua phễu này ở bài học về Marketing về sau.


---Nội dung bản quyền thuộc về ECOMME

Kinh doanh online toàn tập - Chap 4: Những điều cần biết về thị trường ngách (Niche Market)

Shopee hoàn xu MGG Tiki MGG Lazada

DMCA.com Protection Status

Bài viết liên quan

Kaizen - Triết lý chữa bệnh lười doanh nghiệp Việt nên học hỏi
Kinh doanh online toàn tập - Chap 4: Những điều cần biết về thị trường ngách (Niche Market)
Mô hình D2C tương lai của ngành bán lẻ hiện đại
Những vấn đề cần lo khi mở quán cafe
Nguyên tắc giúp tìm 8 con virus lãng phí trong doanh nghiệp
5 yếu tố xác định thế nào là thị trường hấp dẫn?

1
1
1