Kinh doanh online toàn tập - Chap 12: Cơ bản về giao vận trong kinh doanh online

Kinh doanh online toàn tập - Chap 12: Cơ bản về giao vận trong kinh doanh online

Shopee hoàn xu MGG Tiki MGG Lazada

 

Trong bài này, các bạn sẽ học một vài thứ liên quan đến chiến lược giao vận, lưu ý đóng gói hàng hoá cũng như hướng dẫn tính phí vận chuyển khi kinh doanh online ở thị trường quốc tế.

Kinh doanh Online toàn tập - Chap 1: Tổng quan sơ đồ Kinh doanh Online 3 bước
Kinh doanh online toàn tập - Chap 3: Hướng dẫn tìm ý tưởng kinh doanh
Kinh doanh Online toàn tập - Chap 2: Kinh doanh Online là gì? Thương mại điện tử là gì?

Chiến lược giao vận (logistic) trong kinh doanh online và thương mại điện tử

Trước khi đóng hàng, bạn cần quyết định chiến lược giá liên quan đến giao vận là gì. Có một vài phương pháp định giá cho giao vận trong kinh doanh online/ thương mại điện tử. Dĩ nhiên lựa chọn của bạn sẽ phụ thuộc vào tình hình tài chính hiện có.

Miễn phí vận chuyển

Miễn phí vận chuyển cho khách hàng là một trong số những các để giảm tỷ lệ không thanh toán đơn hàng. Đồng thời cũng tăng tỷ lệ chuyển đổi đáng kể. Tuy nhiên, các bạn cũng biết đấy. Phí ship thì không miễn phí. Để có cái gọi là “miễn phí vận chuyển", các bạn có thể làm theo vài chỉ dẫn dưới đây:

  • Tăng giá sản phẩm bằng cách cộng luôn phí ship và giá (khách hàng sẽ là người trả giá vận chuyển, chỉ là họ không biết)
  • Trừ phí vận chuyển vào lợi nhuận (bạn trả phí ship cho khách hàng)
  • Tăng nhẹ nhàng giá sản phẩm một chút để lo 1 nửa chi phí vận chuyển (bạn và khách hàng cùng chia nhau thanh toán khoản ví vận chuyển).
  • Chỉ phát mã miễn phí vận chuyển cho một vài khách hàng nhất định hoặc freeship có điều kiện như:

“miễn phí vận chuyển" cho các đơn hàng đạt mức giá trị nào đó như trên 200.000đ, 500.000đ chẳng hạn. Chiến lược này có thể bù đắp phần nào chi phí vận chuyển thông qua việc tăng giá trị đơn hàng. Tăng được giá trị đơn hàng lên lợi nhuận sẽ tăng. Dĩ nhiên là chi phí vận chuyển bạn vẫn phải tự xử lấy.

Freeship cho khi mua từ 2 sản phẩm trở lên hoặc đơn hàng có sản phẩm A nào đó

Tính giá vận chuyển theo thời gian giao hàng thực tế

Một chiến lược giao vận khá hiệu quả là tính theo thời gian thực tế cho quá trình vận chuyển. Các sàn thương mại điện tử như Shopify tích hợp thời gian giao hàng thực tế với các bên đối tác của họ là USPS hay Canada Post để đưa ra các lựa chọn về giao vận cũng như tính toán chi phí dựa theo thời gian giao từng đơn khác nhau. Điều này cho phép khách hàng của bạn tự do chọn và thanh toán phí ship một cách khách quan và thực tế.

Đồng giá vận chuyển cho mọi đơn hàng

Lựa chọn này cũng rất phổ biến. Tính giá sòng phẳng rất hợp nếu bạn có một dòng sản phẩm tiêu chuẩn, tức là tương đồng nhau về kích thước và khối lượng. Tính giá sòng phẳng sẽ có xu hướng trở nên rất phức tạp và kém hiệu quả khi bán nhiều mặt hàng với khối lượng và kích thước khác nhau.

Khi tính giá vận chuyển cho kinh doanh online thị trường nước ngoài như bán trên Shopify chẳng hạn, bạn có thể tham khảo một số trang tính phí giao hàng sau:

Ở Việt Nam, làm việc với các bên giao vận để biết giá chi tiết và giá cho đại lý. Nếu dùng một bên giao vận thường xuyên và số lượng đơn lớn, gía có thể sẽ rẻ hơn. Một số bên giao vận phổ biến là KHTK (có giao hàng buổi tối), ViettelPost, GrabExpress, GHN...  Nên chọn các bên giao hàng linh hoạt buổi tối vì khách hàng có thể không muốn nhận tại công ty, họ muốn nhận tại nhà chẳng hạn. Cho phép giao hàng buổi tối có thể tăng tỷ lệ mua hàng và giảm tỷ lệ "trả" hàng với lý do "không thể nhận được" đôi chút.  

Luôn tính đến lợi nhuận

Để thành công khi kinh doanh online, luôn nhìn về lợi nhuận. Bởi vì chi phí vận chuyển cũng là một loại chi phí mà bạn phải chịu. Nếu không cẩn thận, bạn có thể sẽ lỗ.

Trước khi quyết định chiến lược giá cho giao vận, bạn nên liệt kê ra mọi chi phí liên quan cho đến khi sản phẩm đến tay khách hàng. Tham khảo bảng dưới đây:

  • Chi phí sản phẩm: $10
  • Đóng gói hàng: $0.50
  • Phí vận chuyển: $7.50
  • Thuế hải quan nếu có: $0.00
  • Chi phí thẻ tín dụng khi phát sinh giao dịch: $2.50
  • Biên lợi nhuận mong muốn: 50%

-> Giá bán: $30.75


Đóng gói sản phẩm

Thương mại điện tử phát triển cho phép khách hàng dễ dàng giao dịch trực tuyến và vì thế, kỳ vọng của họ ngày càng cao với thứ mà họ nhận được. Nhiều năm về trước, đóng gói rồi gửi hàng rất đơn giản, chỉ cần bên trong có hàng là đủ. Tuy nhiên người ta bắt đầu trông mong hơn vào việc có cái gì bất ngờ bên trong gói hàng hay không. vấn đề nằm ở sự kỳ vọng. Sự kỳ vọng này yêu cầu các bạn không chỉ chú ý đến việc bán hàng hoá mà còn phải làm gì đó khác đi để gây ấn tượng với khách hàng, làm họ trải nghiệm tốt với sản phẩm và thương hiệu.

Thiết kế bao bì sản phẩm là một cách gây ấn tượng khác biệt. Các bạn có thể tham khảo Trunk Club, thương hiệu này đầu tư nhiều vào bao bì và khách của họ rất thích điều đó.

Oatly đã sa thải cả phòng Marketing để đạt đến bao bì cá tính đến thế này, trông rất gần gũi lại đầy đủ thông tin:

 Nguồn: thingtesting.com

Ngày nay, một số thương hiệu dùng bao bì như một cách để giao tiếp tình cảm với khách hàng. Bên trong các hộp hàng, luôn có những bức thư cảm ơn mùi mẫn. Không cần biết bạn thích hay không, khách hàng đã thích là bạn phải làm.


Xử lý chi phí đổi trả hàng hoá

Tương tự với chiến lược giá cho giao vận, chiến lược giá cho đổi trả hàng cũng có 3 kiểu

  • Bạn tự trả hết
  • Khách của bạn tự trả
  • Đôi bên cùng nhau trả

Nếu bạn tham gia sàn thương mại điện tử thì đôi khi sẽ bị ảnh hưởng bởi quy chế trên sàn.

Ví dụ về sàn Shopee, khách hàng không phải chịu phí đổi trả hàng hoá trong khi người bán bình thường khác có quyền thoả thuận với khách hàng về việc ai sẽ là người chịu chi phí đổi trả.

Với lựa chọn dropshipping thị trường quốc tế, khi phát sinh đổi trả hàng hóa, để tránh phiền phức bạn có thể phải chịu mất hàng luôn vì giá trị ship qua lại thậm chí có thể cao hơn cả giá bán của sản phẩm.

Để tránh rắc rối về đổi trả hàng hóa, nếu giá trị hàng hóa không quá cao, bạn có thể làm rõ các điều khoản đổi trả trong mô tả nội dung sản phẩm. Có thể ghi hàng không đổi trả. Mặc dù có thể điều này sẽ khiến khách hàng phải cân nhắc nhiều hơn khi mua, nhưng ngược lại nó không khiến bạn đau đầu xử lý đổi trả.


Nguồn: Shopify - Dịch và biên tập bởi ECOMME

Kinh doanh online toàn tập - Chap 4: Những điều cần biết về thị trường ngách (Niche Market)

Shopee hoàn xu MGG Tiki MGG Lazada

DMCA.com Protection Status

Bài viết liên quan

10 quy luật kiếm tiền ngàn năm vẫn đúng của người do thái
Kinh doanh online toàn tập - Chap 13: Luật và thuế kinh doanh online
Kim tự tháp ngược - Mô hình quản trị của thế giới di động mà các công ty lớn nên học theo
Kinh doanh gì nếu ít vốn? hãy tham khảo 27 ý tưởng kinh doanh này
Tất tần tật từ a đến z điều kiện đăng ký kinh doanh spa hiện nay
15 bài học kinh doanh thiết thực từ bố già Corleone

1
1
1