MỘT ĐỒNG CŨNG LÀ TIỀN, NỬA XU CŨNG LÀ TIỀN

MỘT ĐỒNG CŨNG LÀ TIỀN, NỬA XU CŨNG LÀ TIỀN

Shopee hoàn xu MGG Tiki MGG Lazada

MỘT ĐỒNG CŨNG LÀ TIỀN, NỬA XU CŨNG LÀ TIỀN

6 bài học rất cơ bản về tiền bạc mà người nghèo thường bỏ qua
7 quy tắc tiết kiệm tiền hiệu quả, thành tỷ phú là chuyện sớm muộn
TẤT TẦN TẬT VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH VÀ ĐẦU TƯ TỪ NGHIÊN CỨU CỦA ĐẠI HỌC HARVARD
Hai người đàn ông trẻ tuổi cùng nhau đi tìm việc việc. Trong khi đang đi trên đường, họ nhìn thấy một đồng xu đá.nh rơi. Người đàn ông đ.ầu tiên bước qua nó và đi tiếp như một quý ông, còn người Do Thái lại cúi xuống, cẩn trọng nhặt lấy đồng xu và nhét vào ví.
Người bạn chứng kiến cảnh tượng ấy và lấy làm lạ, bèn hỏi: “Chỉ có một đồng thôi mà, cậu nhặt làm gì?”
Người Do Thái không bận tâm thái độ của bạn, chỉ bình thản đáp rằng: “Một đồng cũng là tiền, nửa xu cũng là tiền.”
Người bạn không thể hiểu được suy nghĩ của đối phương, nhưng cũng không nói gì thêm. Họ tiếp tục đồng hành tới công ty để phỏng vấn. Sau quá trình phỏng vấn, người bạn thấy công ty này có quy mô nhỏ, việc nhiều, nhưng lương lại thấp. Do đó, anh ta không chút do dự đã quyết định rời đi, cố gắng tìm một công ty lớn hơn. Trong khi đó, người Do Thái lại đồng ý ở lại với công ty nhỏ này.
3 năm sau, họ gặp lại nhau. Người bạn vẫn đang miệt mài với quá trình “nhảy việc” mà không thể làm cố định được lâu. Trong khi đó, người Do Thái đã trở thành quản lý, sự nghiệp thăng tiến. Nhờ gắn bó với công ty từ sớm nên anh rất được các sếp trọng dụng, giao cho nhiều cơ hội phát triển, tích lũy kinh nghiệm cũng như mạng lưới quan hệ. Hiện tại, người Do Thái hoàn toàn có đủ bản lĩnh để bắt đ.ầu xây dựng “vùng trời riêng”.
Người bạn rất ngạc nhiên nên hỏi thẳng rằng: "Làm những việc không đáng như anh sao lại có thể phát đạt như vậy?"
Người Do Thái trả lời: "Anh như một quý ông, không cần tới một đồng xu. Nhưng với tôi, dù nhiều hay ít, đó đều là gi.á trị cần tích lũy. Khi đã tích lũy thì bao nhiêu cũng là không đủ, càng tích lũy thì càng có nhiều cơ hội hơn.”
Với người Do Thái, ngay cả một đồng xu nhỏ bé cũng là tiền bạc, mà đã là tiền bạc thì không bao giờ được bỏ lỡ. Cũng giống như vậy, họ luôn trân trọng từng cơ hội chứ không bao giờ xét nét “đáng” hay “không đáng”. Qua mỗi một cơ hội, họ lại tìm thấy những gi.á trị quan trọng, dần dần tích lũy thành cả gia tài.
—--------------
Đặc biệt, khi nhắc đến tích lũy, người Do Thái cũng nổi tiếng với quy tắc 91 của mình. Vì họ từng phải trải qua biết bao nhiêu năm tháng đói khổ, nguy hiểm và gian khó nên họ luôn coi bất cứ thứ gì mình có được cũng đều rất đáng quý. Họ luôn tâm tâm niệm niệm tính tiết kiệm và trân trọng mọi thứ đang có, nhưng không quên chuẩn bị sẵn cho tương lai.
Từ đó, họ đã nghĩ ra quy tắc 91 đắt gi.á như sau: Dù bạn kiếm được bao nhiêu tiền mỗi ngày, bạn cũng chỉ được tiêu xài tối đa 9 phần, bắt buộc phải tiết kiệm ít nhất 1 phần của khoản tiền đó.
Một doanh nhân Do Thái khi trò chuyện với người đàn ông bán trứng ngoài chợ, anh ta được hỏi rằng, tại sao mình làm việc chăm chỉ mà vẫn mãi chưa gi.àu. Vị doanh nhân mới hỏi ngược lại: “Nếu anh lấy 10 quả trứng mỗi sáng và cho chúng vào một cái giỏ, và mỗi đêm lấy ra 9 quả trứng từ trong giỏ, sau một thời gian điều gì sẽ xảy ra?"
Người b.án trứng đáp lại: "Tôi sẽ có càng nhiều trứng. Theo thời gian, trứng sẽ đầy chặt giỏ".
Doanh nhân gi.àu có hỏi tiếp: "Anh có biết nguyên nhân diễn ra điều đó không?”
Người kia đáp lại: "Chuyện này có gì mà hỏi, đương nhiên quá mà. Nếu mỗi ngày trong giỏ lại tăng thêm một quả trứng, ngày qua ngày, số trứng đương nhiên phải đầy lên chứ không thể bớt đi được.”
Doanh nhân Do Thái: “Anh hiểu rõ như vậy thì anh đã làm điều đấy chưa?”
Nghe vậy, người b.án trứng mới bần thần.
Vị doanh nhân tiếp tục: “Bí quyết gi.àu có của tôi rất đơn giản, đó chính là mỗi ngày hãy để lại ít nhất 1 quả trứng. Dù anh kiếm được bao nhiêu tiền mỗi ngày, anh cũng phải tiết kiệm 1/10 số tiền bạn kiếm được. Đừng vì những điều tôi nói đơn giản mà cười nhạo tôi, khi anh làm được như vậy thì anh cũng sẽ hiểu."
Rõ ràng, chỉ khi chúng ta trân trọng từng đồng tiền mình có thể làm ra thì mới có thể chi tiêu đúng cách và thích hợp. Từ đó, ta cũng biết cách tiết kiệm từng xu lẻ mà không bao giờ lãng phí. Đó chính là dấu hiệu cho thấy ta bắt đ.ầu làm gi.àu.
Quy tắc 91 đã chỉ ra, nếu chúng ta không chi tiêu quá 90% tổng thu nhập, như vậy qua thời gian, ta sẽ có một khoản tiết kiệm kha khá.
Chẳng hạn, nếu bạn kiếm được 10 đồng thì hãy tiết kiệm ít nhất 1 đồng. Nếu bạn kiếm được 1 triệu đồng thì hãy tiết kiệm ít nhất một trăm nghìn đồng. Khi ta bắt đ.ầu làm điều này, ta đã bắt đ.ầu đặt ch.ân trên con đường trở nên gi.àu có.
Đừng bao giờ coi thường khái niệm tích lũy. Một đồng của ngày hôm nay có thể trở thành một gia tài cho tương lai. Chính vì sự gi.àu có không phải tự nhiên đến sau một đêm, đó luôn là thành quả của nhiều năm cống hiến, chăm chỉ và phấn đấu.
Dù là tiền bạc hay kinh nghiệm sống cũng cần tích lũy từng chút, có như vậy qua thời gian ta mới có cả một gia tài. Gi.àu có hay không là do ta quyết định, hãy biết chuẩn bị, chăm chỉ làm việc và tiết kiệm những gì mình có.
Theo Nhịp Sống Thị Trường

 

7 đặc điểm của những người thành công khi nói “không” với nợ

Shopee hoàn xu MGG Tiki MGG Lazada

DMCA.com Protection Status

Bài viết liên quan

NGHỆ THUẬT MUA NHÀ PHỐ ƯNG Ý, TRÁNH MẤT TIỀN OAN
7 quy tắc tiết kiệm tiền hiệu quả, thành tỷ phú là chuyện sớm muộn
3 quan điểm về tiền bạc quyết định vị thế của bạn trên đường đời, ngộ ra càng sớm, thành công càng gần
Muốn học đầu tư nhưng không biết bắt đầu từ đâu?
5 bài học về tiền và đầu tư bạn nên biết
Bài học tiền bạc quan trọng mà không trường lớp nào dạy bạn: 1 xu tiết kiệm là 1 xu kiếm được

1
1
1